UPS (Uninterruptible Power Supply) là một thiết bị có chức năng duy trì hoạt động của máy tính (PC) đủ lâu để có thể tắt máy một cách an toàn thay vì tắt đột ngột khi bất ngờ mất điện. Tuy nhiên, có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là tại sao UPS đã có mặt trên thị trường một thời gian và có vai trò quan trọng nhưng các bộ nguồn (PSU) lại vẫn chưa được tích hợp sẵn công nghệ này?
Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta hãy cùng nhìn vào những chiếc UPS hiện nay. Nếu từng có cơ hội tận mắt thấy một UPS, điều thu hút sự chú ý nhất chính là kích thước của nó. Thiết bị này có kích thước khác nhau tùy thuộc vào dung lượng pin dựa trên công suất mà nó có thể cung cấp khi mất điện.
Trong mọi trường hợp, UPS là một thiết bị lớn hơn nhiều so với bất kỳ nguồn điện nào. Nhưng ngay cả khi các công nghệ hiện đại giúp thu nhỏ kích thước của pin, cuối cùng thì việc tích hợp UPS vào PSU sẽ khiến chúng bị chiếm nhiều không gian hơn, vì vậy nó vẫn không có ý nghĩa thực tế.
Nhưng lý do quan trọng khác khiến PSU không thể tích hợp UPS là vì nguy cơ để pin tiếp xúc với nhiệt do bất kỳ nguồn điện nào tạo ra. Nhiệt là kẻ thù số một của pin vì nó làm tăng tốc độ hao mòn và làm giảm khả năng lưu trữ của pin. Hầu hết các PSU đều có hệ thống làm mát chủ động dưới dạng quạt để tản nhiệt do nhiệt độ sinh ra cao bên trong. Nhiệt có thể làm tan chảy nhựa của pin và axit bên trong pin có thể lan ra khắp các thành phần của PC, khiến chúng hoàn toàn trở nên vô dụng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể quên đến yếu tố giá thành. Một UPS có khả năng duy trì hiệu suất hoạt động tối đa cho PC chơi game sẽ có giá khoảng 4 triệu đồng trở lên, một mức giá mà nếu cộng với chi phí cho một bộ nguồn cao cấp cần thiết trong trường hợp chơi game, số tiền mà người dùng phải trả cuối cùng có thể lên đến hơn 8 triệu đồng là không hề rẻ.
Sự kết hợp của các yếu tố nói trên khiến việc các nhà sản xuất PSU tiến hành tích hợp sẵn UPS vào sản phẩm của mình sẽ không khả thi. Đó là chưa kể nhu cầu dành cho UPS thực sự không phổ biến để các nhà sản xuất phải đầu tư vào thiết kế này.
0 comments:
Post a Comment